Bị ung thư có nên ăn tổ yến là thắc mắc của rất nhiều người. Có bệnh thì vái tứ phương, săn tìm những món ăn vừa bổ dưỡng vừa tốt cho cơ thể luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều về tác dụng của yến sào với bệnh nhân ung thư, cùng nhau giải đáp một cách khoa học về vấn đề này các bạn nhé.
Nhiều ý kiến cho rằng người bệnh ung không nên ăn tổ yến bởi tổ yến sào chứa dinh dưỡng cao nên sẽ tác động nuôi lớn các tế bào ung thư phát triển khiến bệnh nhân bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu việc yến sào làm kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư là một kết luận không chính xác.
Yến sào không làm phát triển tế bào ung thư
Trong các thí nghiệm kiểm tra tác động của yến sào đối với sự tăng sinh tế bào, các tác giả chia tế bào trong cơ thể ra làm hai loại tế bào bình thường (khỏe mạnh) và tế bào đã bị biến đổi (trong đó có tế bào ung thư). Kết quả chỉ ra yến sào chỉ có tác dụng làm tăng sinh cho các tế bào khỏe mạnh mà không hề có một ảnh hưởng gì đến các tế bào đã bị biến đổi.
Vì vậy, yến sào hoàn toàn không làm phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể.
Tác dụng của yến sào đối với bệnh nhân ung thư:
Yến sào chứa nhiều Protein, 18 loại acid amin và hơn 31 nguyên tố đa vi lượng bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh khi ăn yến không những không bị khó tiêu bởi hầu hết các dưỡng có trong yến đều ở dưới dạng dễ hấp thụ đối với cơ thể.
Các nguyên tố như Br, Kẽm,… có trong yến tham gia vào quá trình kích thích hoạt động của enzyme tiêu hóa, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và kích thích người bệnh ăn ngon miệng. Đặc biệt, Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên.
Ngoài ra, Yến sào còn có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, ổn định thần kinh, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.
Đối với các bệnh nhân đang trong giai đoạn hóa trị có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể sau vài lần dùng yến như cơ thể và tinh thần thoải mái hơn, ăn ngon miệng, ngủ ngon…
Bị ung thư tuyến giáp có ăn được Yến Sào không?
Nguồn dinh dưỡng chất lượng
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là sau khi được điều trị bởi phương pháp phóng xạ. Bên cạnh cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng, người bệnh còn mất cảm giác ngon miệng, thậm chí gây buồn nôn.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân cần có thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nhưng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Tổ Yến có chứa Tyrosine, có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn, giảm béo và đốt mỡ rất tốt. Ngoài ra, chất này còn có khả năng củng cố chức năng tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Cách ăn Yến cho người bị ung thư tuyến giáp
Sản phẩm tốt nhất cho người bệnh là Yến Chưng Sẵn vì bao bì đóng gói rất dễ bảo quản, lại tiện lợi khi chỉ cần mở nắp là có thể dùng ngay. Tuy nhiên, ta cần nhớ rằng Yến Sào không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chỉ nên dùng 10-15 gam/tuần và dùng cách bữa. Hoặc có thể chia nhỏ thành những Hũ 70 ml Yến Chưng Sẵn dùng ngày 2 hũ. Dùng lúc bụng đói tối trước khi ngủ và sáng khi mới ngủ dậy.
Lưu ý không dùng Yến chung với thịt đỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân theo các bài luyện tập cơ thể theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường sức khỏe.
Ung thư phổi có ăn yến được không?
Theo bác sĩ Phan Minh Liêm – viện Anderson, viện Ung thư Hoa Kỳ, về nguyên tắc, bệnh nhân ung thư phổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và chống chọi tốt với bệnh tật. Tuy nhiên, những món ăn quá bổ dưỡng như tổ yến lại có nguy cơ kích thích tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
Như vậy, có một nghịch lí ở đây là tổ yến vừa hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư, vừa tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Lí giải điều này, theo bác sĩ Minh Liên, các tế bào ung thư thường có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ tổ yến nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể. Do đó, trong giai đoạn khối u đang có dấu hiệu phát triển, người bệnh không nên ăn tổ yến. Ngược lại, sau phẫu thuật hoặc xạ trị hay hóa trị, khi dấu hiệu ung thư phổi trong cơ thể không còn tồn tại thì người bệnh có thể bồi bổ bằng thực phẩm này.
Tổ yến chỉ là thực phẩm bổ sung, không phải thuốc chữa bệnh
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cảnh báo, tổ yến thường được xây trên vách đá nhiều chất sắt, do đó rất dễ bị nhiễm độc. Đặc biệt là khi sắt thấm vào tổ yến lại cho màu đỏ tươi khiến cả người khai thác lẫn người tiêu dùng đều nhầm tưởng là huyết yến- loại yến hảo hạng, tươi ngon nhất, gây ra ngộ độc, bệnh tật cho người sử dụng. Vì vậy, tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi có ý định cho bệnh nhân ung thư phổi sử dụng loại thực phẩm này, đồng thời cần chú ý kiểm tra kĩ chất lượng sản phẩm để tránh những tác hại ngoài ý muốn.
Như vậy, có thể khẳng định, tổ yến không có tác dụng chữa bệnh ung thư phổi như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm quý giá, giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Song cũng không nên vì thế mà lạm dụng quá nhiều. Nên dùng đều đặn 2 ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 4g yến sạch, mỗi tháng trung bình khoảng 100g là đủ.
Tác dụng của yến sào đối với bệnh ung thu dạ dày
Người mắc bệnh ung thư dạ dày trong thời gian điều trị bằng phẫu thuật, hóa chất điều trị hay tia xạ. Cơ thể cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng nhằm tăng sức đề kháng, tinh thần lạc quan để nhanh chóng vượt qua căn bệnh trong quá trình điều trị.
Yến sào chính là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư dạ dày cung cấp được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Cách dùng của yến sào đối với người bị ung thư dạ dày
Yến sào giúp cơ thể có sức để kháng cao. Trong yến chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu.
Tổ yến có tác dụng vô cùng đặc biệt dành cho người bị ung thư dạ dày, làm tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Ta nên dùng đều đặn cách ngày 1 lần, 1 lần dùng khoảng 4gr yến sạch, trung bình 100gr/tháng. Đối với bệnh nhân, đặc biệt là cách bệnh nhân đang bị ung thư đang trong quá trình điều trị nên dùng thường xuyên hơn cho đến khi hết bệnh và sau đó giảm lại chứ không nên dừng hẳn.
Nước yến sào liệu có nên dùng cho bệnh nhân ung thư không?
Bệnh ung thư có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe con người, thậm chí nhiều người phải kiêng không được ăn để làm cho khối u bị bỏ đói và không phát triển lên thêm được. Tuy nhiên, đây được cho là phương pháp điều trị ung thư phản khoa học vì khi cơ thể bị đói, sức đề kháng sẽ bị giảm và làm cho tế bào ung thư phát triển, lây lan nhanh hơn.
Trên thực tế, những người mắc bệnh ung thư cần phải có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thật đặc biệt, họ cần chế độ dinh dưỡng cao hơn những người bình thường. Thông thường, chán ăn là biểu hiện dễ thấy nhất của những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Nguyên nhân là do tâm sinh lý thay đổi, gây nên sự chèn ép và đau đớn hoặc gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm chóng mặt, buồn nôn.
Nước yến sào được đánh giá là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân là trong loại nước này có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người như: các nguyên tố vi lượng ( sắt, kẽm, đồng, canxi, crom…), axit aspatric, proline… Những thành phần này có tác dụng nâng cao thể lực, chống mệt mỏi, người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Không chỉ có nước yến mà các sản phẩm yến huyết và yến hồng còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao giúp cơ thể ngăn ngừa sự hình thành và hoành hành của các tế bào ung thư. Cùng với chế độ bổ sung yến hợp lý và chế độ ngủ nghỉ, bệnh nhân sẽ kéo dài thời gian sống tốt hơn. Như vậy nước yến sào có công dụng rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho người thân sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Leave A Comment